Cây dó bầu là nguồn gốc sinh ra trầm hương với nhiều bí ẩn được nhiều người quan tâm, thực ra cây dó bầu có nguồn gốc từ đâu ? Cây dó bầu là gì ? Cây dó bầu có ở đâu ? Cùng Tramhuongthienban tìm hiểu kỹ hơn về loại cây này.
Cây dó bầu
Tham Khảo :
Dó bầu là một loại cây gỗ thường xanh có tên khoa học là Aquilaria Crassna Pirre, cao 20 – 30 m, đường kính thân đạt 60 – 80 cm, thân thường thẳng, đôi khi có rãnh dạng lòng máng; bạch gốc cao tới 2 m; vỏ ngoài nhẵn, màu nâu xám, thịt vỏ màu trắng có nhiều chất xơ (celluloz), nứt dọc lăn tăn, dễ bóc và tước ngược từ gốc lên; cành mảnh, cong queo, màu nâu nhạt, có lông hoặc nhẵn, tán thưa. Lá đơn, mọc cách (so le); cuống lá dài 4 – 6 mm; phiến lá hình trứng, bầu dục thuôn đến mác thuôn, kích thước 8 – 15 x 2,5 – 9 cm, mỏng như giấy hoặc dai gần như da, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới nhạt hơn và có lông mịn; gốc lá thon nhọn dần hay tù; chóp lá nhọn, thuôn nhọn, tận cùng có mũi; gân bên 15 – 18 đôi, thay đổi thất thường, khá rõ ở mặt dưới. Cụm hoa hình tán hoặc chùm tán, mọc ở nách lá hoặc ở đầu cành, cuống cụm hoa mảnh, dài 2 – 3 cm. Hoa nhỏ, mẫu 5; đài hợp ở phần dưới, hình chuông, màu vàng lục, trắng nhạt hoặc vàng xám, phía ngoài có lông thưa; mặt trong gần như nhẵn, có 10 đường gân rõ; tồn tại ở quả; 5 thùy dài hình trứng thuôn, dài 12 – 15 mm. Phần phụ dạng cánh hoa, đính gần họng đài; nhị 10; bầu hình trứng, 2 ô, có lông rậm, gốc bầu có tuyến mật. Quả nang gần hình trứng ngược, hình quả lê, dài 4 cm, đường kính 2,5 – 3 cm, có lông mềm, ngắn, có mang dài tồn tại, khi khô nứt làm 2 mảnh, thường mỗi quả chỉ có một hạt.
Ở nước ta dó trầm phân bố tương đối rộng từ các tỉnh phía Bắc: Quảng Ninh, Bắc Giang , Hòa Bình, cho đến tận Kiên Giang, nhưng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây nguyên.